Đá Gà Trực Tiếp 88

Cách chăm sóc gà đá hiệu quả nhất hiện nay

Gà đá, hay gà chọi, là một trong những loại gà đặc trưng của Việt Nam, được nuôi và chăm sóc nhằm tham gia vào các trận đá gà truyền thống. Gà đá thường rất khỏe và có sức chiến đấu mạnh mẽ so với các loại gà thông thường, tuy nhiên, việc chăm sóc và huấn luyện đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và cách chăm sóc phức tạp. Tại đây, chúng tôi đưa ra những hướng dẫn chi tiết để bạn có thể nắm được những cách chăm sóc gà đá hiệu quả nhất hiện nay.

Tại sao cần chăm sóc gà đá?

Khi lựa chọn gà đá để nuôi dưỡng, giống gà là một yếu tố quan trọng bởi đời con được hưởng tới 70% những đặc tính của gà mẹ. Nếu đời gà cha mẹ có sức chiến đấu dẻo dai thì đời gà con cũng là một giống gà tiềm năng để nuôi và phát triển thể lực. Tuy giống gà là quan trọng, nhưng yếu tố quyết định để tạo nên một chiến kê dũng mãnh lại là chế độ chăm sóc của người nuôi. Nếu được chăm sóc đúng cách, gà sẽ trở nên khỏe mạnh, có lực, và chiến đấu dũng mãnh. Nếu bạn có một giống gà tốt nhưng xao nhãng trong việc chăm sóc và luyện tập, gà rất dễ nhát đòn, đặc biệt khi gặp những đối thủ mạnh trên sàn đấu. Vì thế, có thể nói, chế độ chăm sóc quyết định tới 80% một con gà đá có khả năng chiến đấu tốt hay không.

Cách chăm sóc gà đá hiệu quả

Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và thể lực của gà đá. Tùy vào những giai đoạn khác nhau mà người nuôi cũng cần có những điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của gà. Ví dụ như: gà dưới 6 tháng chỉ cần cho gà ăn thức ăn tinh, tuy nhiên, qua giai đoạn 6 tháng, gà cần được bổ sung thêm đạm và rau xanh để đảm bảo phát triển thể chất và cơ bắp.

Dưới đây là những nhóm thức ăn chính mà người nuôi cần bổ sung vào chế độ ăn của gà trưởng thành:

  • Thức ăn tinh: Về cơ bản, thức ăn tinh như gạo, ngô, cám, thóc, v.v. vẫn là nhóm thực phầm chính nằm trong bữa chính của gà đá. Bạn có thể cho gà ăn vào 2 bữa chính trong ngay: 9h sáng và 5h chiều. Tùy nhu cầu ăn của gà mà bạn có thể điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Không cố ép gà ăn gây chướng bụng và khó tiêu.
  • Chất đạm: Ngoài thức ăn chính, bạn cũng cần bổ sung mồi và chất tanh để tăng phát triển cơ bắp cho gà. Một số loại thức ăn có thể kể đến như: thịt lợn, sụn lợn, thịt bò, thằng lằn, rắn, hoặc côn trùng, giun, dế, v.v. Những loại thức ăn này nên được bổ sung vào buổi trưa để gà có thể tiêu hóa hết trong ngày.
  • Chất xơ: Nhóm thực phẩm rau xanh cũng là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của gà đá. Bạn có thể cho gà ăn một số loại rau củ như: rau muống, cà chua, xà lách, giá đỗ, v.v. để đảm bảo gà có đủ dưỡng chất cho phát triển thể lực.
  • Vitamin: Ngoài khẩu phần ăn hàng ngày, bạn cũng nên bổ sung vitamin tổng hợp và canxi để gà có hệ cơ, xương, gân, và móng vững chắc, giúp gà có thể lực tốt để sẵn sàng cho những chế độ tập luyện mỗi ngày.
  • Nước uống: Hãy đảm bảo gà được cung cấp đủ lượng nước sạch mỗi ngày để có thể sinh trưởng tốt và tiêu hóa tốt lượng thức ăn được nạp vào. Hãy chắc chắn rằng máng ăn và máng uống của gà được vệ sinh hàng ngày để đảm bảo sạch sẽ. Vào những thời điểm bệnh dịch ở gà tăng cao, bạn có thể pha nước ép tỏi với nước uống để gà có sức đề kháng tốt và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Chế độ luyện tập

Để gà đá có sức chiến đấu tốt đòi hỏi người nuôi phải áp dụng một chế độ luyện tập thường xuyên và nghiêm ngặt, tần số tập luyện tăng dần để gà làm quen và thích nghi. Dưới đây là một số bài tập cho gà đá:

  • Tập vận động: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều dụng cụ hỗ trợ luyện tập cho gà đá. Bạn có thể tham khảo và tìm mua những loại công cụ này, ví dụ như máy chạy, cho gà tập chạy hàng ngày để tăng sức mạnh của cơ và chân, tăng cường hiệu suất của hệ thống hô hấp, đồng thời giúp gà di chuyển nhanh khi tham gia thi đấu.
  • Tập vần hơi, vần đòn: Ở hình thức tập này, bạn cuốn quanh chân hai chú gà chọi lại, bịt mỏ để chúng tự ‘quần thảo’ với nhau. Các buổi tập vần hơi cho gà nên kéo dài từ 3-5 giờ. Nếu có thể, nên tổ chức vần đòn khoảng 2-3 lần trong tháng. Khi vần gà, nên chú ý chọn trạng gà và bọc cựa cẩn thận để gà ít phải chịu đau, đồng thời tăng cường sức khỏe cho gà. 

Chế độ chăm sóc

Chế độ chăm sóc cũng là một yếu tố tác động lớn đến sức khỏe của gà đá mà nhiều người nuôi ít kinh nghiệm thường bỏ qua. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc bạn cần nắm được:

  • Chế độ tắm nắng: Gà đá nên được tắm nắng vào buổi sáng sớm hàng ngày để hấp thu vitamin D, có tác dụng tốt cho quá trình hấp thu canxi từ thức ăn, giúp gà cứng cáp và khỏe mạnh hơn. 
  • Chế độ om bóp: Ngoài ra, bạn cũng nên om bóp gà thường xuyên bằng các phương thuốc dân gian để gà có bộ da săn chắc và khỏe đẹp. Để chuẩn bị một nồi om chuẩn, bạn cần nấu nước sôi với củ nghệ, ngải cứu, cau khô và muối. Sau đó, tiến hành om nóng khoảng 10 tới 15 phút và thực hiện tiếp các thao tác om chườm trên cơ thể gà.

Chế độ cắt tỉa lông

Việc cắt tỉa lông cho gà cũng cần thường xuyên được thực hiện định kỳ, không chỉ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, mà còn giúp gà dễ vận động và di chuyển, cũng giúp gà thoát nhiệt tốt hơn. Khi cắt tỉa lông, cần chú ý tỉa lông ở những phần như: hông, nách, lông mao ở phần lưng, lông bụng dưới lườn, đùi, phao câu, v.v. Khi tỉa lông cần chú ý không tỉa quá sâu, sẽ làm mất dáng gà, đồng thời mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của gà. 

Những điều nên tránh khi chăm sóc gà đá

Để việc chăm sóc gà đá đạt được hiệu quả tối ưu, có một số điều người nuôi cần tránh:

  • Cần nhốt gà vào chuồng vào chiều tối, tránh cho gà nhiễm sương đêm, sẽ làm cho gà bị nhiễm lạnh và mắc nhiều bệnh như hen suyễn hoặc bệnh đường hô hấp khác.
  • Việc cho gà tập luyện là cần thiết. Tuy nhiên, nếu gà đang bệnh hoặc có chấn thương, hãy để gà nghỉ ngơi, tránh ép gà tập luyện khiến sức khỏe của gà càng lâu hồi phục hơn.
  • Cần cho gà ăn uống hợp lý, không cố gắng nhồi nhét cho gà ăn quá nhiều. Cũng không nên cho gà uống nhiều nước, sẽ gây tích mỡ. Chế độ ăn hợp lý là trước bữa kế tiếp, sờ vào bầu diều thấy đã tiêu hóa hết bữa ăn trước là được.

Kết luận

Gà chọi là giống gà có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi người nuôi cần kỹ lưỡng trong việc chăm sóc, luyện tập, và phòng ngừa bệnh. Ngoài việc chú ý đến môi trường sinh sống, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh cho gà. Gà nhiễm bệnh sẽ rất khó chữa trị, đặc biệt là một số bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, hãy tiêm vacxin theo đúng phác đồ để đảm bảo gà có sức khỏe tốt, tránh lây nhiễm bệnh làm giảm giá trị kinh tế của gà.