Đá Gà Trực Tiếp 88

Cách chăm sóc gà chọi từ khi mới nở đến khi trưởng thành

Việc nuôi gà chọi từ khi mới nở cho đến khi trưởng thành là một quá trình vô cùng khó khăn, buộc người nuôi phải vô cùng khắt khe trong chế độ nuôi và chăm sóc. Từ một con gà mới nở nuôi cho đến khi trở thành một chiến kê mạnh mẽ không phải là điều mà ai cũng có thể làm được, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm cũng phải hết sức cần thận. Tại đây, chúng tôi chia sẻ phương pháp nuôi gà đá từ khi mới nở, hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình chăm sóc gà của bạn.

Lựa chọn gà giống

9-tieu-chi-hay-de-lua-chon-ga-giong-tot-chuan_1

Hiện nay, có hai giống gà phổ biến tại Việt Nam là gà đòn và gà cựa. Hai loại gà này có cách nuôi không giống nhau, nên thường người nuôi chỉ tập trung nuôi một giống gà. So với việc mua gà tơ có tỷ lệ sống cao hơn, mua gà giống mới nở cũng có những ưu điểm nhất định như: giá thành rẻ, dễ phân loại, và dễ mua. Nếu ưng ý, bạn có thể mua cả đàn, trong khi mua gà tơ số lượng lớn lại vô cùng khó. Để đảm bảo có một đàn gà khỏe mạnh với tỷ lệ sống cao, hãy chú ý kỹ đến cách chăm sóc gà qua từng giai đoạn.

Chế độ chăm sóc

Ngay từ khi mới nở, gà con cần được úm trong chuồng để đảm bảo môi trường và nhiệt độ quy chuẩn. Chuồng úm cần được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid, sau đó lót rơm rạ, trấu, và mùn cưa để độn chuồng. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị hệ thống đèn sưởi cho gà, chỉ nên sử dụng bóng đèn tròn phát ra tia hồng ngoại để đảm bảo nhiệt độ. Ở mỗi giai đoạn lại có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ úm. Dưới đây là bảng chi tiết về nhiệt độ phòng ở gà con:

Đèn cần được chiếu sáng suốt ngày đêm (24/24) trong suốt 3 tuần đầu. Ngoài ra, trong chuồng nuôi cũng cần bổ sung đầy đủ máng ăn, máng uống cho gà, được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa còn yếu của gà con.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn là một yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ quyết định đến tỉ lệ sống của gà con, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của gà khi trưởng thành. Dưới đây là chi tiết về chế độ ăn uống của gà từ khi mới nở:

  1. Sau khi nở: Khoảng 30 phút sau khi gà nở, bạn chỉ cần cho gà uống nước pha thêm đường Glucoza và vitamin C. Ở thời điểm này, chưa cần thiết cho gà ăn gì cả. Sau nửa ngày hoặc một ngày hãy bắt đầu cho gà ăn.
  2. 3 tuần đầu: Ở thời điểm này, bạn nên cho gà ăn tấm gạo hoặc cám công nghiệp. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể cắt hành lá tươi trộn với thức ăn giúp gà khỏe mạnh hơn.
  3. Từ tuần 4 đến tuần 8: Lúc này, bạn có thể kèm thêm nhiều loại thức ăn thô khác để gà có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất như: cám gạo, ngô, cơm, thóc, rau xanh, cá chín. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại Vitamin A, D, E, C để gà mau lớn.
  4. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5: Khi gà lớn hơn, nhu cầu về dinh dưỡng cũng tăng lên. Chế độ ăn lúc này cần điều chỉnh cho phù hợp, bao gồm: thóc, rau xanh, chất đạm (sâu, dế, thịt lợn, thịt bò, tép, lươn, v.v.). Ở thời điểm này, bạn vẫn tiếp tục bổ sung Vitamin A, D, E, C để đảm bảo gà có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  5. Trên 6 tháng: Gà trên 6 tháng tuổi đã có thể coi như gà trưởng thành, có thể bắt đầu chế độ tập luyện để trở thành một chiến kê. Chế độ ăn cần đảm bảo thể lực cho gà luyện tập. Ngoài thức ăn chính là thóc, bạn cần chú ý bổ sung đạm cho gà, bao gồm: thịt nạc, trạch, cá nục, thịt bò, cua đồng, v.v. Chú ý mỗi bữa chỉ nên cho gà ăn đầy 1/2 – 2/3 diều, tránh gà ăn quá no làm mất bản tính săn tìm thức ăn của gà chọi.

Chế độ phòng bệnh dịch

Nuôi gà chọi từ khi mới nở, người chơi sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro bởi gà còn non và rất dễ lây nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Để tăng tỷ lệ sống và có một đàn gà khỏe mạnh, hãy ghi lại lịch tiêm vacxin chi tiết và đảm bảo tiêm đúng và đủ các mũi để phòng bệnh hiệu quả cho gà. Dưới đây là những mũi tiêm cần thiết cho gà đá:

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc

Ngoài chế độ chăm sóc kể trên, cũng có những lưu ý nhất định trong quá trình nuôi gà chọi từ khi mới nở:

  • Cắt mỏ cho gà: Ở giai đoạn 10 – 21 ngày tuổi, cần tiến hành cắt mỏ cho gà để tránh gà cắn mổ nhau, đồng thời tránh việc gà vẩy thức ăn ra ngoài, gây lãng phí thức ăn. Bạn có thể sử dung máy cắt hoặc cắt thủ công bằng kéo hơ nóng. Lưu ý chỉ cần cắt 1/2 mỏ là vừa đủ.
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Việc nuôi gà theo đàn cũng có những rủi ro nhất định, đặc biệt rất dễ lây bệnh cho cả đàn nếu như có một con nhiễm bệnh. Người nuôi cần theo dõi sức khỏe cho gà thường xuyên, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bệnh nào cần tách đàn ngay lập tức để tiến hành theo dõi và chữa trị.
  • Chuẩn bị môi trường và chuồng trại: Để có một môi trường sống thuận lợi cho gà phát triển, cần đảm bảo chuồng trại có đủ ánh sáng tự nhiên, không gian đủ rộng cho gà thoải mái di chuyển, nhiệt độ ổn định ở mức ấm áp, và thoáng gió để tránh ẩm thấp và giảm thiểu mùi hôi do chất thải của gà.
  • Nhốt riêng gà trống, mái: Ở thời điểm 4 – 5 tháng, bạn cần tách riêng gà trống, mái. Đặc biệt là với bản tính máu chiến của gà trống chọi, bạn nên nhốt riêng mỗi con trong từng ô trong lồng sắt, tránh tình trạng gà đánh nhau hay đá bậy.
  • Chăm sóc vết thương (nếu có): Nếu trong quá trình tập luyện, gà có những vết thương ngoài da, bạn cần vệ sinh vết thương bằng nước muối, bôi thuốc kháng viêm, sau đó băng kín lại để bảo vệ vết thương. 

Kết luận

Gà chọi là giống gà có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi người nuôi cần kỹ lưỡng trong việc chăm sóc, luyện tập, và phòng ngừa bệnh. Ngoài việc chú ý đến môi trường sinh sống, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh cho gà. Gà nhiễm bệnh sẽ rất khó chữa trị, đặc biệt là một số bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, hãy tiêm vacxin theo đúng phác đồ để đảm bảo gà có sức khỏe tốt, tránh lây nhiễm bệnh làm giảm giá trị kinh tế của gà.