Đá Gà Trực Tiếp 88

Chăm sóc gà đá, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, chăm sóc chuồng

Đối với những tay chơi, yêu thích bộ môn đá gà truyền thống, thì việc sở hữu một chiến kê thiện chiến là một điều vô cùng đáng tự hào. Ngoài việc sở hữu giống gà thiện chiến với kỹ thuật đá tốt, cách chăm sóc cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng và sức chiến đấu của gà. Nếu được chăm sóc tốt, gà không chỉ có sức khỏe dẻo dai, mà còn đẹp da, đẹp lông, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Tại đây, hãy cùng tìm hiểu những phương pháp chăm sóc để có những chiến kê tinh nhuệ.

Gà đá và những đặc điểm nhận dạng

Gà đá, hay gà chọi, là cách gọi chung của loại gà được nuôi để tham gia vào môn thể thao chọi gà. Khác với những giống gà thịt thông thường, gà đá được nuôi nhằm mục đích chiến đấu, có giá trị kinh tế lớn, và thường được nuôi dưỡng, chăm sóc kỹ càng để đảm bảo sức khỏe cho các trận đấu. Một số đặc điểm của gà đá có thể kể đến như:

  • Mắt: So với gà thông thường, mắt của gà đá thường to, sáng, và nhanh nhẹn, có tác dụng lớn trong việc quan sát đối thủ. Khi gà có những dấu hiệu bất thường về mắt, hãy theo dõi thường xuyên bởi đây cũng là một trong những cách để nhận biết gà đang nhiễm bệnh.
  • Chân: Chân của gà chọi thường dài, cứng, và chạy rất nhanh. Khi lựa chọn những con gà chọi tốt, hãy quan sát những đặc điểm của chân gà như vảy hoặc giáp. Mỗi loại gà đá lại có đặc điểm về chân khác nhau, vậy nên tùy theo lối đá mà bạn mong muốn, hãy lựa chọn những chiến kê có đặc điểm chân phù hợp. 
  • Móng: Móng của gà đá thường cứng, dài, và sắc. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sức chiến đấu của gà, bởi bộ móng càng sắc, gà càng có khả năng tung những đòn hiểm nhằm tấn công đối thủ.
  • Mào: Mào không chỉ là biểu hiện cho vẻ đẹp, mà còn phản ánh sức mạnh và khả năng chiến đấu của gà. Gà đá thường có mào rộng, cao, dày, và cứng so với những loại gà thông thường. Quan sát mào cũng là một trong những cách thức để kiểm tra sức khỏe của gà, nếu mào mờ, yếu, khả năng cao là gà đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Chế độ chăm sóc gà hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung dinh dưỡng là một trong những yếu tố đảm bảo gà có một sức khỏe tốt, dẻo dai, và tăng sức đề kháng. Trong chế độ ăn của gà đá, bạn nên cho gà ăn thóc vào hai bữa chính (khoảng 9h sáng và 5h chiều). Lý tưởng nhất, hãy ngâm thóc cho mọc mầm để có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với thóc thông thường. Khi ngâm thóc cho gà ăn, lưu ý không ngâm qua đêm để tránh sinh ra các độc tố có hại cho gà.
  • Ngoài ra, hãy bổ sung chất đạm vào chế độ ăn của gà như côn trùng, thịt lợn, thịt bò, chất tanh, thịt bò sát (lươn, rắn, thằn lằn). Hãy bổ sung luân phiên các loại thịt để gà có đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Các loại thịt nên được cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo gà có thể thể tiêu hóa hết trong ngày, tránh gây đầy bụng vào buổi tối. Ngoài chất đạm, hãy nhớ bổ sung các loại rau củ như rau xanh, giá đỗ, cà chua, xà lách, bí đỏ, trái cây, v.v.
  • Ngoài chế độ ăn thông thường, bạn cũng cần bổ sung thêm canxi và vitamin để gà có lực hơn, đặc biệt ở những thời điểm gà tập luyện nhiều hoặc chuẩn bị tham gia vào các trận đấu. Bạn cũng có thể bổ sung tỏi và gừng vào chế độ ăn uống của gà, giúp gà tăng sức đề kháng, giữ ấm cơ thể, và tránh cảm lạnh hiệu quả.

Chế độ luyện tập

Nếu chỉ chú ý đến vấn đề dinh dưỡng mà không thường xuyên cho gà đá luyện tập thì gà sẽ trở nên nhát đòn, gặp đối thủ thậm chí sẽ bỏ chạy. Dưới đây là một số phương pháp tập lực cho gà đá bạn có thể áp dụng để tập luyện cho gà:

  • Tập vần hơi, vần đòn: Vần hơi là một trong những cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả cho gà đá. Mỗi buổi vần hơi chỉ dao động trong khoảng từ 3-5 hồ chơi là vừa đủ. Nếu có thể thì khoảng 1 tháng thứ 2 tới 3 lần vần đòn.
  • Chạy lồng: Đây là bài tập rèn luyện thể lực cho gà hiệu quả. Khi bắt gà ra khỏi chuồng, hãy massage cho gà trước để gà cảm thấy sung mãn. Tiếp đó, sử dụng một bội có kích thước rộng rãi, thả gà gần tập chạy lồng với một con gà chọi khác cho chúng nhìn nhau. Để bên trong tìm đường ra, bên ngoài tìm đường vào, cứ thế sẽ chạy vòng vòng liên tục trong khoảng 30 phút/ ngày thì cho gà nghỉ.
  • Hẫng chân rơi tự do: Bài tập này sẽ giúp gà khỏe chân, đặc biệt là gân gối. Khi luyện tập, hãy chọn vị trí đất mềm, tập như sau: Nâng gà lên bằng hai tay, cao khoảng 30cm so với mặt đất rồi thả gà rơi tự do. Bạn có thể tăng dần mật độ cho đến khi đạt khoảng 200 lần / ngày.
  • Nhồi gà: Đây là cách rèn luyện tính phản xạ cho gà. Dùng tay trái đặt trên lưng đuôi và tay phải đặt dưới lườn trước của gà rồi bắt đầu hất nhẹ tay lên cao. Sau đó bất ngờ thả tay ra để cho gà bị hẫng. Lúc này gà sẽ vỗ cánh liên hồi để lấy thăng bằng, đồng thời hai chân bung ra để tìm cách đáp xuống đất cho an toàn.

Chăm sóc chuồng trại

  • Chuồng trại cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi nuôi gà đá. Nếu môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, gà rất dễ nhiễm bệnh. Lý tưởng nhất, gà chọi nên được nuôi nhốt ở chuồng riêng, tránh lây nhiễm chéo bệnh cho cả đàn. Chuồng cần được xây cách xa khu người sinh sống, đông ấm, hè mát, và thoáng gió.
  • Bên cạnh đó, khu vực chuồng gà, cùng với các dụng cụ ăn uống cũng nên được vệ sinh và quét dọn hàng ngày, nhằm đảm bảo cho gà có một môi trường sống sạch sẽ, giảm thiểu tối đa bệnh dịch. Để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào chuồng gà, bạn có thể để một khay vôi bột ở cửa chuồng, những ai bước vào chuồng đều phải dẫm vào vôi bột để khử trùng.

Những lưu ý khi chăm sóc gà đá

Để chăm sóc gà đá có hiệu quả, hãy tìm hiểu những lưu ý dưới đây:

  • Tần suất tập luyện lý tưởng cho gà là 2 ngày / lần, tránh tập ở tần suất nhiều hơn khiến gà kiệt sức. Khi vần gà, cũng chỉ nên vần khoảng 15-20 phút vần một lần, tránh vần nhiều gà sẽ bị mệt.
  • Tần suất luyện tập nên điều chỉnh cho phù hợp với trạng thái của gà, không nên ép gà luyện tập, nhất là ở những thời điểm gần trận thi đấu. Nên kết hợp nghỉ ngơi hợp lý để gà ở trạng thái tốt nhất. Lý tưởng nhất, việc tập luyện nên được thực hiện vào buổi sáng.
  • Nên kết hợp cho gà tắm nắng vào buổi sáng để hấp thu vitamin D, thúc đẩy quá trình hấp thu canxi cho gà. Tránh cho gà ra ngoài vào buổi đêm để tránh nhiễm sương đêm, khiến cho gà bị nhiễm lạnh và mắc những bệnh liên quan đến hô hấp.
  • Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để om bóp cho gà, giúp da gà đỏ hơn, dày hơn, cũng như đảm bảo gà không bị mốc. Một số bài thuốc om bóp phổ biến như ngâm nước nóng với nước nghệ, quế và rượu. Việc om bóp cũng nên được thực hiện vào buổi sáng để có hiệu quả tốt nhất.

Kết luận

Gà chọi là giống gà có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi người nuôi cần kỹ lưỡng trong việc chăm sóc, luyện tập, và phòng ngừa bệnh. Ngoài việc chú ý đến môi trường sinh sống, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh cho gà. Gà nhiễm bệnh sẽ rất khó chữa trị, đặc biệt là một số bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, hãy tiêm vacxin theo đúng phác đồ để đảm bảo gà có sức khỏe tốt, tránh lây nhiễm bệnh làm giảm giá trị kinh tế của gà.